• Aucun résultat trouvé

Kế hoạch Hành động về Kiểm soát Thuốc lá khu vực Tây Thái Bình Dương (2020–2030)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Partager "Kế hoạch Hành động về Kiểm soát Thuốc lá khu vực Tây Thái Bình Dương (2020–2030)"

Copied!
64
0
0

Texte intégral

(1)

Phấn đấu vì một khu vực khỏe mạnh, không thuốc lá

(2)
(3)

Phấn đấu vì một khu vực khỏe mạnh, không thuốc lá

(4)

© World Health Organization 2020 ISBN 978 92 9061 911 6

Some rights reserved.

(CC BY-NC-SA 3.0 IGO; https://creativecommons.org/licenses/by-nc-sa/3.0/igo). Under the terms of this licence, you may copy, redistribute and adapt the work for non-commercial purposes, provided the work is appropriately cited, as indicated

or equivalent Creative Commons licence. If you create a translation of this work, you should add the following disclaimer

edition”. Any mediation relating to disputes arising under the licence shall be conducted in accordance with the mediation rules of the World Intellectual Property Organization (http://www.wipo.int/amc/en/mediation/rules).

2020. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO.

Cataloguing-in-Publication (CIP) data. 1. Tobacco use - prevention and control. 2. Tobacco use cessation. 3. Smoking cessation. 4. Smoking prevention. 5. Health priorities. 6. Organizational objectives. 7. Regional health planning.

Sales, rights and licensing. To purchase WHO publications, see http://apps.who.int/bookorders. To submit requests for

or images, it is your responsibility to determine whether permission is needed for that reuse and to obtain permission from solely with the user.

expression of any opinion whatsoever on the part of WHO concerning the legal status of any country, territory, city or area or of its authorities, or concerning the delimitation of its frontiers or boundaries. Dotted and dashed lines on maps represent approximate border lines for which there may not yet be full agreement.

recommended by WHO in preference to others of a similar nature that are not mentioned. Errors and omissions excepted, the names of proprietary products are distinguished by initial capital letters. All reasonable precautions have been taken by WHO to verify the information contained in this publication. However, the published material is being distributed without the reader. In no event shall WHO be liable for damages arising from its use.

Photo credits:

All photos on the cover are from: ©WHO/Y. Shimizu, except for middle top: ©WHO/J. Zak and bottom right: ©WHO p. 1: ©WHO; p. 12: ©WHO/J. Zak; p. 13: ©WHO/C. Aichner; p. 52: ©WHO/Y. Shimizu

(5)

Lời tựa...v

Tóm tắt tổng quan ...vi

1. PHẤN ĐẦU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH, KHÔNG THUỐC LÁ…...……...….1

2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ TIÊU CHUNG ... ..12

3. CÁC LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC, MỤC TIÊU, HÀNH ĐỘNG VÀ CHỈ SỐ Lĩnh vực chiến lược 1. Ưu tiên kiểm soát thuốc lá trong mọi quy định chính sách liên quan ...13

Lĩnh vực chiến lược 2. Đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp kiểm soát thuốc lá, bao gồm các biện pháp được khuyến cáo trong Công ước khung của Tổ chức YTTG về kiểm soát thuốc lá và các Hướng dẫn thực thi………...21

Lĩnh vực chiến lược 3. Sẵn sàng trước các thách thức mới nổi trong công tác kiểm soát thuốc lá ...37

Lĩnh vực chiến lược 4. Áp dụng các tiếp cận toàn hệ thống Chính phủ và toàn xã hội trong kiểm soát thuốc lá…....46

4. PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI, HỖ TRỢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHU VỰC...52

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ... .53

(6)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ENDS t

huốc lá điện tử có chứa nicotin

ENNDS

thuốc lá điện tử không chứa nicotin

GS2025

Chiến lược Toàn cầu Đẩy nhanh Kiểm soát thuốc lá: Thúc đẩy Phát triển bền vững thông qua triển khai WHO-FCTC giai đoạn 2019–2025

HTPs

thuốc lá nung nóng

NCD

bệnh không lây nhiễm

NGO

tổ chức phi chính phủ

NRT liệu pháp thay thế nicotin

SDG

mục tiêu phát triển bền vững

TAPS quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá

UHC

bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

WHO FCTC

Công ước Khung của Tổ chức YTTG về Kiểm soát thuốc lál

(7)

đang sinh sống, chiếm một phần ba tổng số người hút thuốc lá trên thế giới. Hơn 388 triệu người hút cũng như nhiều người không hút thuốc lá khác đang có nguy cơ mắc phải các bệnh lý và tử vong sớm liên quan tới thuốc lá. Hút thuốc lá làm cho dịch bệnh không lây nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn; hút thuốc lá lôi kéo thanh thiếu niên, tác động mạnh tới những người đang ở độ tuổi lao động và gây tổn thất nặng nề về kinh tế-xã hội, đồng thời cản trở sự phát triển của khu vực và quốc gia. Thuốc lá cũng gây ra những áp lực lớn về môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái và hủy hoại môi trường.

Trong quá trình xây dựng tầm nhìn chung, Vì tương lai: Hướng tới một khu vực khỏe mạnh nhất và an toàn nhất, các quốc gia thành viên đã xác định kiểm soát thuốc lá là một lĩnh vực trọng tâm. Đó cũng là lý do vì sao cá nhân tôi cam kết đưa kiểm soát thuốc lá thành mục tiêu ưu tiên hành động nhằm bảo vệ sức khỏe cho chúng ta ngày nay và các thế hệ tương lai trong khu vực.

Khu vực Tây Thái Bình Dương tự hào là khu vực thực hiện tốt công tác kiểm soát thuốc lá. Chúng ta là khu vực duy nhất, nơi mà tất cả các quốc gia thành viên đều tham gia ký kết thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về Kiểm soát thuốc lá. Các quốc gia thành viên đều rất nỗ lực triển khai Công ước khung, giúp đảo chiều nạn dịch thuốc lá, thể hiện qua tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm dần. Tuy nhiên, tốc độ giảm chưa đủ để đạt được mục tiêu toàn cầu là giảm 30% tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành vào năm 2030.

Trong khi đó, các sản phẩm mới nổi như thuốc lá nung nóng, các loại thuốc lá điện tử chứa và không chứa nicotin, đang lôi kéo thế hệ những người không hút thuốc lá trở nên phụ thuộc vào các loại sản phẩm có tiềm năng gây nguy hại rất lớn này. Rõ ràng chúng ta cần phải đẩy nhanh hơn nữa nỗ lực nhằm ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong sớm này, đồng thời bảo vệ thế hệ trẻ trong khu vực của chúng ta. Khi một người dân được bảo vệ trước bệnh tật do thuốc lá gây ra cũng đồng nghĩa với việc một mạng sống được cứu, một gia đình tránh được nỗi đau mất người thân vì tử vong sớm do thuốc lá, một nguyên nhân mà chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Kế hoạch Hành động Khu vực thể hiện nỗ lực hợp tác của các quốc gia thành viên, các tổ chức xã hội dân sự, các viện nghiên cứu và các bên liên quan, các chuyên gia về lĩnh vực phòng chống tác hại thuốc lá cùng với Tổ chức Y tế thế giới, thiết lập một lộ trình với hành động mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong công cuộc phòng chống nạn dịch thuốc lá. Bốn lĩnh vực chiến lược hành động thể hiện nhu cầu thúc đẩy việc triển khai các can thiệp phòng chống tác hại thuốc lá đã có, đồng thời bảo vệ thanh thiếu niên trước các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới thông qua việc lồng ghép công tác kiểm soát thuốc lá vào các quy định chính sách liên quan, đồng thời áp dụng cách tiếp cận toàn hệ thống chính phủ và toàn xã hội.

Trong thời đại sự thay đổi diễn ra nhanh chóng, chúng ta cần tập trung vào các yếu tố nền tảng. Kiểm soát thuốc lá là nền tảng của sức khỏe và sự phát triển. Kế hoạch Hành động khu vực xây dựng lộ trình hướng tới việc đổi mới trong y tế thông qua kiểm soát thuốc lá. Hãy chung tay bảo vệ tương lai của chúng ta và cùng thực hiện ước mơ vì một khu vực Tây Thái Bình Dương khỏe mạnh và không thuốc lá.

TS. BS. Takeshi Kasai Giám đốc khu vực

(8)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

TÓM TẮT TỔNG QUAN

Mặc dù khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới (YTTG) rất đa dạng, nhưng tất cả 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đều đối mặt gánh nặng chung về sức khỏe, kinh tế-xã hội do thuốc lá gây ra.

Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật, với khoảng 86% các ca tử vong sớm trong khu vực có liên quan tới NCDs. Thuốc lá là nguyên nhân chính của nạn dịch bệnh không lây nhiễm. Khu vực Tây Thái Bình Dương có trên 388 triệu người hút thuốc lá, chiếm một phần ba tỷ lệ người hút thuốc lá trên thế giới. Ít nhất một nửa trong số đó sẽ tử vong do hút thuốc lá. Tất cả những người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới thuốc lá.

Thuốc lá gây tổn hại sức khỏe cho dân số nói chung và những người đang ở độ tuổi lao động nói riêng, gây tốn kém chi phí cho chăm sóc sức khỏe và gánh nặng bệnh tật cho cả hệ thống y tế. Ngoài chi phí khám chữa các bệnh do thuốc lá gây ra, thì phần tổn thất lớn hơn nữa chính là mất năng suất lao động do bệnh tật và tử vong sớm ở những người đang ở độ tuổi lao động. Xét ở góc độ vĩ mô, tiêu thụ thuốc lá làm cho tình trạng nghèo đói trở nên tồi tệ hơn ở cấp quốc gia do cản trở tăng trưởng kinh tế, nhưng ở góc độ vi mô, sử dụng thuốc lá làm cho gia đình của những người hút thuốc lá nghèo đi.

Đầu tư vào kiểm soát thuốc lá nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và phòng chống các bệnh không lây nhiễm là yếu tố sống còn. Các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã và đang có những hành động can thiệp, thể hiện rất rõ qua việc 100% các nước thành viên trong khu vực thông qua Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về Kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC) và ủng hộ việc lồng ghép việc triển khai Công ước này trong Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Kết quả là tỷ lệ hút thuốc lá (dạng sử dụng thuốc lá phổ biến nhất) đang trên đà giảm ở Khu vực Tây TBD. Tuy nhiên, tốc độ giảm chưa đủ để đạt được mục tiêu tự nguyện về bệnh không lây nhiễm vào năm 2025 là giảm 30%

tỷ lệ hút thuốc so với thời điểm so sánh ban đầu là năm 2010.

Trong khi WHO -FCTC chưa được triển khai đầy đủ thì lại xuất hiện những thách thức trong việc kiểm soát các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Chính phủ các nước và các bên liên quan cần khẩn trương triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giải quyết mối đe dọa mới này đối với sức khỏe: đó là sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới nổi, bao gồm thuốc lá nung nóng và việc tăng sản lượng và thúc đẩy tiêu thụ thuốc lá điện tử có chứa và không chứa nicotin; đồng thời, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang nỗ lực áp dụng nhiều chiêu trò gây bất ổn cho công đồng những người làm công tác kiểm soát thuốc lá và y tế công cộng bằng các thủ thuật đánh tráo nhãn mác rằng họ ủng hộ cách tiếp cận giảm hại, và qua đó tiếp tục gây trở ngại cho công tác kiểm soát thuốc lá.

(9)

Kế hoạch Hành động Khu vực vì Sáng kiến không thuốc lá khu vực Tây TBD (2015–2019) tập trung vào đẩy nhanh việc triển khai toàn diện WHO FCTC.

Bối cảnh ngày nay về nạn dịch thuốc lá đang thay đổi, đòi hỏi cả Khu vực và các Quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực cần triển khai toàn diện hơn ngoài khuôn khổ của WHO FCTC, trực tiếp giải quyết những thách thức mới xuất hiện bằng sự vận dụng có chiến lược những can thiệp đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ, đồng thời kiên định ngăn chặn sự tác động, can thiệp của ngành công nghiệp. Kế hoạch Hành động về Kiểm soát thuốc lá khu vực Tây TBD (2020–2030) là kế hoạch hành động cấp khu vực lần thứ 7 về công tác kiểm soát thuốc lá kể từ kế hoạch đầu tiên năm 1990.

Bản kế hoạch này được xây dựng dựa trên thông tin tổng hợp từ quá trình tham vấn, cộng tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực cũng như tham khảo ý kiến của các bên liên quan và đối tác trong kiểm soát thuốc lá.

Kế hoạch Hành động bao gồm bốn lĩnh vực can thiệp chiến lược: (1) ưu tiên kiểm soát thuốc lá trong mọi quy định chính sách liên quan; (2) đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp kiểm soát thuốc lá, bao gồm các biện pháp khuyến cáo trong WHO- FCTC và các Hướng dẫn thực thi; (3) sẵn sàng trước các thách thức mới nổi trong công tác kiểm soát thuốc lá; và (4) áp dụng cách tiếp cận toàn chính phủ và toàn xã hội trong kiểm soát thuốc lá.

Các nước đã nỗ lực đảm bảo triển khai thống nhất với WHO FCTC và các hướng dẫn cũng như gắn kết với các Mục tiêu SDG liên quan tới sức khỏe, các chỉ tiêu tự nguyện toàn cầu về bệnh không lây nhiễm và Chiến lược toàn cầu đẩy nhanh kiểm soát thuốc lá được thông qua tại Phiên họp thứ 8 Hội nghị các bên về WHO FCTC. Kế hoạch Hành động này là sự tiếp nối và bổ sung Kế hoạch Hành động giai đoạn 2015–2019, bao gồm hệ thống đánh giá thực trạng, nâng cao năng lực, xác định ưu tiên, triển khai và đánh giá việc triển khai.

Trong bản Kế hoạch Hành động khu vực mới này, cấu trúc các lĩnh vực chiến lược hành động đã được điều chỉnh cho phù hợp với sự tiến bộ của công tác kiểm soát thuốc lá trong khu vực cũng như bản chất thay đổi của các thách thức và vấn đề mà Khu vực đang gặp phải nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu toàn cầu. Rõ ràng là việc triển khai đầy đủ WHO FCTC vẫn là vấn đề then chốt. Tuy nhiên, do thách thức về năng lực và nguồn lực trong Khu vực nên chúng ta cần phải xác định ưu tiên triển khai một số các biện pháp có chi phí hiệu quả cao trước, tạo nền tảng và thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp khác.

Kế hoạch Hành động khu vực mới đưa ra một lộ trình cập nhật và đầy đủ cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trong Khu vực triển khai hành động chiến lược nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát thuốc lá toàn cầu đồng thời qua đó làm giảm nhẹ mối đe dọa của sản phẩm độc hại này đối với sức khỏe, sự trường tồn và sự thịnh vượng của khu vực Tây Thái Bình Dương.

(10)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC 1

Ưu tiên kiểm soát thuốc lá trong mọi quy định chính sách liên quan

Mục tiêu 1.1 Đưa và ưu tiên công tác kiểm soát thuốc lá vào chương trình phát triển của quốc gia, và trong các kế hoạch hành động, quy định chính sách liên quan

Mục tiêu 1.2 Thực hiện truyền thông chiến lược nhằm tạo sự ủng hộ của người dân để đưa kiểm soát thuốc lá vào các lĩnh vực chính sách rộng hơn

Mục tiêu 1.3 Tăng cường giám sát đa ngành và thực hiện nghiên cứu dựa trên bằng chứng nhằm tạo sự ủng hộ cho công tác kiểm soát thuốc lá và các biện pháp quản lý thuốc lá điện tử có và không có nicotine (ENDS/ENNDS)

LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC 2

Đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp kiểm soát thuốc lá, bao gồm các biện pháp được khuyến cáo trong WHO- FCTC và các Hướng dẫn thực thi

Mục tiêu 2.1 Tăng cường năng lực và hạ tầng quốc gia nhằm triển khai đầy đủ các biện pháp kiểm soát thuốc lá, bao gồm các biện pháp trong WHO FCTC và các Hướng dẫn thực thi Mục tiêu 2.2 Bảo vệ các chính sách kiểm soát thuốc lá và nỗ lực quốc gia trước sự can thiệp của

ngành công nghiệp thuốc lá (Điều 5.3 WHO FCTC)

Mục tiêu 2.3 Triển khai chính sách về giá và thuế và các biện pháp giảm khả năng mua và tiêu dùng thuốc lá (Điều 6 WHO FCTC)

Mục tiêu 2.4 Triển khai các chính sách và biện pháp bảo vệ trước sự phơi nhiễm khói thuốc và khói tỏa từ các sản phẩm thuốc lá mới nổi và các loại thuốc lá điện tử (ENDS/ENNDS) (Điều 8 WHO FCTC)

Mục tiêu 2.5 Triển khai các chính sách và biện pháp đóng gói và dán nhãn (Điều 11 WHO FCTC) Mục tiêu 2.6 Triển khai các chính sách và biện pháp cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá

(Điều 13 WHO FCTC)

Mục tiêu 2.7 Triển khai các biện pháp tăng cường thực thi kiểm soát thuốc lá đa ngành

LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC 3

Sẵn sàng trước các thách thức mới nổi trong công tác kiểm soát thuốc lá

Mục tiêu 3.1 Cấm hoặc quản lý thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới nổi, bao gồm thông qua tăng cường cơ chế quản lý hiện hành và tiến hành các nghiên cứu cần thiết Mục tiêu 3.1A Cấm hoặc quản lý thuốc lá điện tử (ENDS/ENNDS), bao gồm thông qua tăng cường

cơ chế quản lý hiện hành

Mục tiêu 3.1B Cấm hoặc quản lý các sản phẩm thuốc lá mới nổi như thuốc lá nung nóng, bao gồm thông qua tăng cường cơ chế quản lý hiện hành

Mục tiêu 3.2 Áp dụng cách tiếp cận đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức mới trong công tác kiểm soát thuốc lá

LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC 4

Áp dụng cách tiếp cận toàn Chính phủ, toàn xã hội trong kiểm soát thuốc lá Mục tiêu 4.1 Áp dụng cách tiếp cận toàn hệ thống Chính phủ thông qua huy động sự tham gia của

ngành y tế và ngoài ngành y tế trong công tác kiểm soát thuốc lá

Mục tiêu 4.2 Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương vào công tác kiểm soát thuốc lá Mục tiêu 4.3 Huy động sự tham gia và phát huy vai trò của tổ chức xã hội dân sự, các viện nghiên

cứu, nhân viên y tế và ngoài ngành y tế và các tổ chức cộng đồng ủng hộ công tác kiểm soát thuốc lá

(11)

PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG

THUỐC LÁ

1.

Tại sao chúng ta cần có chiến lược kiểm soát thuốc lá mạnh mẽ cho khu vực

Sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh dịch không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở Khu vực Tây Thái Bình Dương – khoảng 86% số ca tử vong sớm là do NCDs. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây dịch bệnh không lây nhiễm, trực tiếp gây ra hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh không lây nhiễm chủ yếu, gồm bệnh lý tim mạch, ung thư, bệnh phổi mạn tính và bệnh đái tháo đường.

Sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ phổ biến ở tất cả các bệnh không lây nhiễm chính.

Sử dụng thuốc lá gây tổn hại sức khỏe và sự phát triển kinh tế-xã hội

Sử dụng thuốc lá đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sự tăng trưởng kinh tế. Trên thế giới, hàng năm có hơn 8 triệu người chết do sử dụng thuốc lá, gồm cả những người hút chủ động và những người bị phơi nhiễm khói thuốc lá thụ động. Phần lớn các ca tử vong ở những người trong độ tuổi là động (30–69 tuổi) sống ở các nước đang phát triển.1

Hơn 388 triệu người hút thuốc – chiếm một phần ba tổng số người hút trên toàn cầu – sống ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Tất cả người hút đều có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc lá. Ít nhất một nửa trong số người hút sẽ tử vong do sử dụng thuốc lá. Tổn thất do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe của người dân nói chung và những người ở độ tuổi lao động nói riêng chính là chi phí lớn cho chăm sóc sức khỏe và gánh nặng cho hệ thống y tế.

1. 8PSME)FBMUI0SHBOJ[BUJPO8)0 report on the global tobacco epidemic 2019:

0GGFSIFMQUPRVJUUPCBDDPVTFGeneva: World Health Organization; 2019.

(12)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

Năm 2012, tổng chi phí khám và chữa các căn bệnh do thuốc lá gây ra lên tới 422 tỷ đô-la Mỹ, tương đương 5,7% chi tiêu cho y tế trên toàn cầu, và tổn thất kinh tế do thuốc lá gây ra tương đương 1,8%

tổng sản phẩm quốc nội của toàn thế giới.2

Ngoài ra, các tổn thất do thuốc lá gây ra về mặt sức khỏe không chỉ là mất chi phí khám chữa bệnh mà trầm trọng hơn nữa là việc mất năng suất lao động của lực lượng lao động do ốm đau và tử vong sớm vì thuốc lá ở những người đang độ tuổi lao động. Ước tính nền kinh tế toàn cầu mỗi năm mất đi 1400 tỷ đô-la Mỹ do sử dụng thuốc lá. Phần lớn thiệt hại kinh tế này xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà trên 80% người hút thuốc trên thế giới sinh sống.3

Thuốc lá gây hại cho môi trường

Sử dụng thuốc lá tác động nặng nề tới môi trường và nông nghiệp bền vững – từ trồng nguyên liệu thuốc lá, sấy, chế biến, sản xuất và phân phối tới sử dụng và phát thải cuối cùng.4 Chất thải từ sử dụng thuốc lá phá vỡ cân bằng sinh thái và góp phần làm cho tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn. Thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá khác chứa các thành phần không phải thuốc lá như đầu lọc, nguyên liệu đóng gói và vận chuyển cũng góp phần tác động tiêu cực tới môi trường – bao gồm các đại dương – và làm tăng rác thải sinh hoạt sau tiêu dùng. Thuốc lá điện tử chứa nicotin (ENDS)/thuốc lá điện tử không chứa nicotin (ENNDS) và các sản phẩm thuốc lá mới nổi như thuốc lá nung nóng (HTPs)5 cũng có thể chứa các thành phần nhựa hoặc chất độc, làm tăng gánh nặng môi trường.

Sử dụng thuốc lá làm gia tăng nghèo đói

Tiêu thụ thuốc lá góp phần gây ra nghèo đói ở cấp quốc gia, gây cản trở tăng trường kinh tế. Tác động do thuốc lá cũng được cảm nhận rõ nét ở góc độ gia đình.

Sử dụng thuốc lá chủ yếu tập trung ở nhóm người nghèo, nhóm bị ảnh hưởng không tương xứng bởi gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá. Chi phí trực tiếp cho chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý do thuốc lá gây ra có thể là khoản chi phí lớn phải trả từ tiền túi của người sử dụng,

2. Goodchild M, Nargis N, d’Espaignet E. Global economic cost of smoking-attributable diseases. Tob Control. 2018;27:58–64. https://tobaccocontrol.bmj.com/content/27/1/58 (as cited in the 2017 UNDP–

WHO FCTC Secretariat publication on the WHO FCTC as an accelerator for sustainable development).

3. National Cancer Institute and World Health Organization. The economics of tobacco and tobacco control.

National Cancer Institute Tobacco Control Monograph 21. NIH Publication No. 16-CA-8029A. Bethesda, MD: US Department of Health and Human Services, National Institutes of Health, National Cancer Institute; and Geneva: World Health Organization; 2016.

4. Zafeiridou M, Hopkinson NS, Voulvoulis N. Cigarette smoking: an assessment of tobacco’s global environmental footprint across its entire supply chain, and policy strategies to reduce it. WHO FCTC Global Studies Series. Geneva: World Health Organization; 2018 (https://www.who.int/fctc/publications/

WHO-FCTC-Enviroment-Cigarette-smoking.pdf).

5. Please refer to the definitions of ENDS, ENNDS, emerging tobacco products and HTPs in the Glossary.

To avoid doubt in interpretation of this Regional Action Plan, all references to “tobacco” or “tobacco products” include emerging tobacco products and heated tobacco products. See also the specific actions, policy options and indicators in this Regional Action Plan under (i) Objective 3.1A for ENDS/ENNDS and (ii) Objective 3.1B for emerging tobacco products, including heated tobacco products.

(13)

đặc biệt ở những hộ gia đình nghèo. Hơn nữa, tử vong sớm do bệnh tật liên quan tới thuốc lá ở người trụ cột trong gia đình có tác động lâu dài đối với thu nhập của các gia đình nghèo.3,6 Sử dụng thuốc lá khiến tình trạng nghèo đói trở nên tồi tệ hơn do mất an ninh lương thực và mù chữ. Một số nghiên cứu cho thấy ở những hộ gia đình nghèo nhất ở các quốc gia có thu nhập thấp, trên 10% tổng chi tiêu hộ gia đình là cho thuốc lá. Việc xoay sở nguồn lực để mua thuốc lá khiến người ta dành ít tiền hơn cho việc mua các vật tư, hàng hóa thiết yếu như thức ăn, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.7

Kiểm soát thuốc lá hiệu quả cần thiết cho phát triển kinh tế, giảm nghèo và phòng chống dịch bệnh không lây nhiễm

Đầu tư vào kiểm soát thuốc lá là yếu tố cốt lõi nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế đồng thời phòng chống dịch bệnh không lây nhiễm. Khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ người sử dụng thuốc lá cao nhất so với các khu vực khác của Tổ chức YTTG, do đó xây dựng chiến lược kiểm soát thuốc lá hiệu quả được coi là then chốt đảm bảo sức khỏe cho cả khu vực.

Việc triển khai đầy đủ Công ước khung của Tổ chức YTTG về Kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC) được thừa nhận trong Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.

Tương tự như vậy, các Tuyên bố chính trị được thông qua tại các cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc về các bệnh không lây nhiễm (NCDs) đã kêu gọi chính phủ các nước đẩy nhanh việc triển khai WHO FCTC, nhấn mạnh hiệu quả của các biện pháp tăng thuế đối với tất cả các loại sản phẩm thuốc lá nhằm phòng chống NCDs..

Tăng giá thuốc lá thông qua thuế mang lại nhiều lợi ích, như giảm tiêu thụ thuốc lá trong khi vẫn tạo được nguồn thu, và nguồn kinh phí này được dùng cho các mục đích y tế công cộng, trong đó có các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, hay hỗ trợ mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC). Chăm sóc sức khỏe toàn dân là một phương tiện cần thiết nhằm đạt được các chỉ tiêu SDG liên quan tới sức khỏe; đây là nền tảng trong công cuộc phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Khi có thêm nguồn thu cho chính phủ thì việc kiểm soát thuốc lá (thông qua thuế) có thể định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và củng cố hệ thống y tế để mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu. Ngoài ra, việc đưa tư vấn cai nghiện thuốc lá vào gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu càng làm tăng thêm tác động sức khỏe của các chương trình y tế công cộng được tài trợ từ thuế thuốc lá.

6. See Chapter 16, p. 578 of Footnote 3 in this publication. See also The bill China cannot afford: health, economic and social costs of China’s tobacco epidemic. Manila: World Health Organization Regional Office for the Western Pacific; 2017 (http://www.wpro.who.int/china/publications/2017_china_tobacco_

control_report_en_web_final.pdf).

7. Tobacco Free Initiative, Poverty [webpage]. Geneva: World Health Organization (https://www.who.int/

tobacco/publications/economics/syst_rev_tobacco_poverty/en).

(14)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

Thế giới đã và đang hành động

Công ước khung của Tổ chức YTTG về kiểm soát thuốc lá được đồng thuận thông qua tại Đại Hội đồng Y tế thế giới lần thứ 56 năm 2003, và có hiệu lực từ năm 2005. Tới nay, khu vực

Tây Thái B

ình Dương là khu vực đầu tiên và cũng là khu vực duy nhất của Tổ chức YTTG đạt được tỷ lệ 100% quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn Công ước Khung WHO FCTC.

Tháng 9 năm 2011, Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên bố chính trị tại Hội nghị cấp cao của Đại Hội đồng về Phòng chống các bệnh không lây nhiễm.8 Đây là văn kiện quan trọng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác kiểm soát thuốc lá nhằm giảm thiểu nạn dịch bệnh không lây nhiễm và khẩn thiết yêu cầu các quốc gia thành viên đẩy nhanh việc triển khai WHO FCTC.

Tháng 5 năm 2013, Đại Hội đồng Y tế thế giới lần thứ 66 đã phê chuẩn khung theo dõi toàn cầu về phòng chống các bệnh không lây nhiễm với bộ chỉ tiêu tự nguyện toàn cầu, trong đó có chỉ tiêu cụ thể là giảm 30% tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên vào năm 2025. Tại hội nghị cấp cao lần thứ 2 của Liên hợp quốc về bệnh không lây nhiễm tổ chức vào tháng 7 năm 2014, các quốc gia thành viên đã thông qua một văn kiện về các bệnh không lây nhiễm, trong đó nhấn mạnh bốn cam kết quốc gia với thời hạn cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu bệnh không lây nhiễm: (1) xây dựng chỉ tiêu quốc gia về các bệnh không lây nhiễm; (2) xây dựng chính sách và kế hoạch đa ngành quốc gia về bệnh không lây nhiễm; (3) giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm, trong đó có sử dụng thuốc lá; và (4) củng cố hệ thống y tế.

Tháng 9 năm 2015, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã thông qua Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030. Chỉ tiêu cụ thể về kiểm soát thuốc lá đã được lồng vào các chỉ tiêu SDGs:

chỉ tiêu 3.a kêu gọi tăng cường triển khai WHO FCTC ở tất cả các quốc gia, tùy theo điều kiện phù hợp. Lần đầu tiên, cộng đồng phát triển đã chính thức thừa nhận vai trò cốt lõi của công tác kiểm soát thuốc lá, không chỉ vì sức khỏe mà còn vì tăng trưởng kinh tế-xã hội và bền vững môi trường.

Chỉ tiêu này càng được củng cố thêm trong Chương trình Hành động Addis Ababa 2015 của Hội nghị quốc tế lần thứ ba về Tài chính cho phát triển,9 trong đó nhấn mạnh các biện pháp về giá và thuế thuốc lá là chiến lược chủ chốt nhằm giảm tỷ lệ tiêu dùng thuốc lá và chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan tới thuốc lá trong khi vẫn tăng được nguồn thu cho chính phủ phục vụ các sáng kiến phát triển. Chương trình hành động kêu gọi các bên của WHO FCTC tăng cường triển khai Công ước và hỗ trợ các cơ chế nhằm nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực. Ngoài ra, Phiên họp thứ 7 của Hội nghị các bên về WHO FCTC tổ chức vào tháng 11 năm 2016 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường “… sự ủng hộ của các bên cho việc triển khai WHO FCTC thông qua nỗ lực quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu SDG, trong đó đưa việc triển khai WHO FCTC vào các ưu tiên quốc gia trong quá trình xây dựng Khung Hỗ trợ Phát triển của LHQ.” 10

8. Political Declaration of the High-level Meeting of the General Assembly on the Prevention and Control of Non-communicable Diseases. Resolution adopted by the General Assembly. Sixty-sixth session of the United Nations General Assembly, September 2011 (A/66/L.1; https://www.un.org/ga/search/viewm_

doc.asp?symbol=a/66/l.1).

9. Addis Ababa Action Agenda of the Third International Conference on Financing for Development (Addis Ababa Action Agenda). Resolution adopted by the General Assembly on 27 July 2015. Sixty-ninth session of the United Nations General Assembly, July 2015 (A/RES/69/313; http://www.un.org/ga/search/view_

doc.asp?symbol=A/RES/69/313&Lang=E).

(15)

Hội nghị cấp cao lần thứ ba của LHQ về các bệnh không lây nhiễm, được tổ chức vào tháng 9 năm 2018, đã lưu ý rằng tiến độ hướng tới mục tiêu giảm các bệnh không lây nhiễm là chưa đủ để đạt được các chỉ tiêu trong SDG 2030. Các quốc gia thành viên tái khẳng định cam kết đẩy nhanh việc triển khai WHO FCTC và cam kết thực hiện nhóm các hành động trong Tuyên bố chính trị tại Hội nghị cấp cao của Đại Hội đồng về Phòng chống các bệnh không lây nhiễm 11 nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ. Nhóm hành động can thiệp gồm: đẩy nhanh việc triển khai WHO FCTC; thúc đẩy hơn nữa sự gắn kết chính sách thông qua cách tiếp cận toàn Chính phủ và Sức khỏe trong mọi Chính sách; áp dụng các biện pháp chính sách, pháp lý và quản lý, bao gồm các biện pháp tài chính; sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự; và xây dựng mô hình quốc gia về phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

Tháng 10 năm 2018, phiên hợp thứ 8 Hội nghị các bên về WHO FCTC đã thông qua khung kế hoạch hành động toàn cầu nhằm mở rộng việc triển khai WHO FCTC.12 Khung Kế hoạch hành động – với tên gọi Kế hoạch toàn cầu đẩy nhanh kiểm soát thuốc lá (GS2025),13 vạch ra lộ trình chiến lược triển khai công tác kiểm soát thuốc lá giai đoạn 2019-2025.14

Những thách thức mới nổi

Mặc dù thế giới ngày càng ghi nhận ý nghĩa quan trọng của việc kiểm soát thuốc lá trong chươngtrình phát triển và bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng ngày càng xuất hiện nhiều thách thức mới trong công tác kiểm soát thuốc lá. Sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc ở nhiều nước vẫn là rào cản khó khăn nhất.15 Ngành công nghiệp thuốc lá đã áp dụng nhiều chiêu trò nhiễu loạn, đưa ra những thông tin gây tranh cãi khiến cho cộng đồng những người làm công tác kểm soát thuốc lá và y tế công cộng gặp khó khăn, chẳng hạn như họ đánh tráo nhãn mác bằng cách thể hiện rằng họ ủng hộ cách tiếp cận giảm hại, đồng thời thiết lập và tài trợ các viện nghiên cứu phi-độc lập về kiểm soát thuốc lá.

Những thách thức khác gồm các sản phẩm thuốc lá mới nổi, như thuốc lá nung nóng (HTPs), và tình trạng tăng buôn bán và sử dụng thuốc lá điện tử có và không có nicotin (ENDS/ENNDS).

10. Contribution of the Conference of the Parties to achieving the noncommunicable disease global target on the reduction of tobacco use. Decision. Seventh session of the Conference of the Parties to the WHO Framework Convention on Tobacco Control, November 2016 (FCTC/COP/7(27); https://www.who.int/

fctc/cop/cop7/FCTC_COP7(27)_EN.pdf).

11. Political declaration of the third high-level meeting of the General Assembly on the prevention and control of non-communicable diseases. Resolution adopted by the General Assembly on 10 October 2018. Seventy-third session of the United Nations General Assembly, October 2018 (A/73/L.2).

12. Measures to strengthen implementation of the Convention through coordination and cooperation.

Decision. Eighth session of the Conference of the Parties to the WHO Framework Convention on Tobacco Control, October 2018 (FCTC/COP8(16); https://www.who.int/fctc/cop/sessions/cop8/FCTC__

COP8(16).pdf).

13. Measures to strengthen the implementation of the Convention through coordination and cooperation.

Report by the Working Group. Eighth session of the Conference of the Parties to the WHO Framework Convention on Tobacco Control, May 2018. Annex 1: Global Strategy to Accelerate Tobacco Control:

Advancing sustainable development through the implementation of the WHO FCTC 2019–2025 (FCTC/

COP8/11; https://www.who.int/fctc/cop/sessions/cop8/FCTC_COP_8_11_EN.pdf). Final text published at https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/325887/WHO-CSF-2019.1-eng.pdf.

14. This Regional Action Plan indicates through in-text references the relevant strategic, operational and specific objectives in the GS2025 that correspond to the Plan’s actions and policy options for countries and areas, as well as actions for WHO.

15. 2018 global progress report on implementation of the WHO Framework Convention on Tobacco Control.

Geneva: World Health Organization; 2018, p. 9 (https://www.who.int/fctc/reporting/WHO-FCTC-2018_

global_progress_report.pdf).

(16)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

Đứng trước các thách thức này, các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như các bên liên quan cần hành động nhanh chóng bằng các giải pháp can thiệp phù hợp, thậm chí cho dù cơ sở bằng chứng vẫn đang được thu thập. Mặc dù một số sản phẩm thuốc lá mới nổi và thuốc lá điện tử (ENDS) được quảng cáo là hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, tuy vậy bằng chứng về hiệu quả và an toàn của các sản phẩm này vẫn còn gây tranh cãi, và phần lớn các sản phẩm này vẫn chưa được quản lý. Trong khi đó, số liệu về tác động tiêu cực đối với sức khỏe của các sản phẩm này, gồm cả số liệu về tác hại với giới trẻ, nhóm mà trước đây thường không sử dụng thuốc lá, ngày càng nhiều hơn.

Những diễn biến này đặc biệt liên quan tới Khu vực Tây Thái Bình Dương – đặt ra yêu cầu phải hành động để biến việc 100% quốc gia trong khu vực phê chuẩn Công ước Khung WHO FCTC thành việc 100% quốc gia triển khai tốt công ước này. Trong khi tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đều là các Bên đã phê chuẩn WHO FCTC thì việc thu hẹp khoảng cách về chính sách trong toàn khu vực, hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong việc giảm mạnh tỷ lệ sử dụng thuốc lá và những tác động bất lợi của nó đối với sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững.

Những tiến bộ trong kiểm soát thuốc lá và thách thức trong khu vực

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá chung – hình thức sử dụng thuốc lá phổ biến nhất – đang giảm xuống ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các dự báo cho thấy tốc độ giảm chưa đủ để đạt được chỉ tiêu vào năm 2025 đó là giảm 30% tỷ lệ sử dụng thuốc lá so với mốc năm 2010 (Hình. 1).16 Chúng ta chỉ còn hơn 5 năm nữa để đạt mục tiêu đặt ra, trong khi đó một phần tư người trưởng thành trong khu vực vẫn đang hút thuốc:, với tỷ lệ một phần hai ở nam giới và 1 phần 30 ở nữ giới trưởng thành.

Số liệu về các chỉ số sử dụng thuốc lá khác – tức là sử dụng thuốc lá không khói ở người trưởng thành và thanh thiếu niên – ít đầy đủ và thuyết phục hơn, do đó chúng ta vẫn chưa biết rõ xu hướng sử dụng các loại thuốc lá này trên bình diện toàn cầu và khu vực như thế nào. Tuy nhiên, theo số liệu hiện có của các quốc gia, khu vực Tây TBD có số người sử dụng thuốc lá không khói cao thứ hai trong tất cả các khu vực (tổng cộng 7 khu vực) của Tổ chức Y tế thế giới. Ngoài ra, ước tính có 6,7% thanh thiếu niên 13–15 tuổi vẫn đang sử dụng thuốc lá và khoảng cách giới ở nhóm tuổi này còn hẹp hơn nhiều (10,6% nam thiếu niên, 2,5% nữ thiếu niên) so với người trưởng thành; sử dụng thuốc lá không khói cũng cao hơn ở thanh thiếu niên so với người trưởng thành.

Tác động của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng còn kéo dài nhiều năm. Mặc dù xu hướng sử dụng thuốc lá đang đi xuống nhưng tỷ lệ tử vong do sử dụng thuốc lá vẫn tiếp tục tăng:

thuốc lá gây ra một số bệnh không lây nhiễm nguy hiểm mà thường xuất hiện ở giai đoạn sau trong cuộc đời của những người hút thuốc.17

16. WHO report on trends in prevalence of tobacco smoking 2000–2025, second edition. Geneva: World Health Organization; 2018.

17. The effects of tobacco use on health. In: Committee on the Public Health Implications of Raising the Minimum Age for Purchasing Tobacco Products; Board on Population Health and Public Health Practice;

Institute of Medicine; Bonnie RJ, Stratton K, Kwan LY, editors. Public health implications of raising the minimum age of legal access to tobacco products. Washington, DC: National Academies Press; 2015 Jul 23 (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK310413).

(17)

Năm 2007, thuốc lá gây tử vong cho 2,5 triệu người khu vực Tây Thái Bình Dương. Tới năm 2017, tử vong do thuốc lá đã tăng lên hơn 3 triệu người, bao gồm 460.000 trường hợp không hút thuốc nhưng tử vong do bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động.18 Tỷ lệ này buộc chúng ta phải phối hợp hành động khẩn cấp ở cấp độ quốc gia nhằm đẩy nhanh tốc độ kiểm soát thuốc lá và giảm tử vong do thuốc lá gây ra.

Việc triển khai các biện pháp trong gói MPOWER19 – gói các biện pháp giảm cầu chủ yếu trong khuôn khổ WHO FCTC – đã được Tổ chức Y tế thế giới giám sát thường xuyên nhằm đánh giá tiến độ của các quốc gia trong thập kỉ qua. Giai đoạn đầu năm 2007 khi giám sát các biện pháp MPOWER, chỉ có chín quốc gia áp dụng một hoặc một vài biện pháp trong gói can thiệp MPOWER ở mức cao nhất ở cấp quốc gia. Kể từ đó, đã có nhiều tiến bộ đáng kể đạt được trong công tác này.

Mặc dù chưa một quốc gia nào trong khu vực gặt hái thành công ở mức độ cao nhất trong tất cả các biện pháp trong MPOWER, nhưng theo báo cáo Nạn dịch thuốc lá toàn cầu của Tổ chức YTTG 2019, đã có 24 quốc gia đạt được ít nhất một trong các biện pháp MPOWER ở mức cao nhất (Hình.

2). Nếu tính trên cơ sở đạt tiêu chuẩn thực thi ở 2 mức đầu (mức cao nhất và mức ngay dưới, mức 2) thì số các quốc gia đạt được từ mức 2 trở lên trong các biện pháp MPOWER sẽ là: 18 quốc gia (chiếm 67% số quốc gia trong khu vực) đã đạt được chỉ tiêu là có số liệu đại diện và mới nhất về tình trạng hút thuốc lá, 15 quốc gia (56%) đã có quy định cấm hút thuốc ở hầu hết các nơi công cộng, 21 quốc gia (78%) triển khai các dịch vụ cai nghiện thuốc lá miễn phí, 17 quốc gia (63 %) đã in cảnh báo sức khỏe đạt yêu cầu về các tiêu chí, 24 quốc gia (89%) đã cấm quảng cáo thuốc lá và một số hoặc mọi hình thức khuyến mại và tài trợ thuốc lá, và 15 quốc gia (56%) đã áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt ít nhất 51% trên giá bán lẻ thuốc lá

18. GBD 2017 Risk Factor Collaborators. Global, regional, and national comparative risk assessment of 84 behavioural, environmental and occupational, and metabolic risks or clusters of risks for 195 countries and territories, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. Seattle, WA:

Institute for Health Metrics and Evaluation; 2018.

19. M: Monitor tobacco use and prevention policies (WHO FCTC Article 20) P: Protect people from tobacco smoke (WHO FCTC Article 8)

O: Offer help to quit tobacco use (WHO FCTC Article 14) W: Warn about the dangers of tobacco (WHO FCTC Article 11)

E: Enforce bans on tobacco advertising, promotion and sponsorship (WHO FCTC Article 13) R: Raise taxes on tobacco (WHO FCTC Article 6)

HÌNH. 1 Tỷ lệ hút thuốc lá, chuẩn hóa tuổi, ước tính theo xu hướng hiện tại so với mục tiêu năm 2025 (15 tuổi trở lên) trong khu vực Tây TBD, 2000–2025

35.0 30.0 25.0 20.0

15.0

2 0 0 0 2 0 05 2 010 2 015 2 02 0 2 025

Tỷ lệ (%)

Tây TBD

Tây TBD (mục tiêu) 29.9

27.9

26.2 24.8

23.5

22.3

18.4

(18)

PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

HÌNH. 2 Số các nước triển khai các biện pháp MPOWER theo các mức độ, 2018

14

4

8 1 9

6

8 4

P

4

17

5 1

W

14

3

7 3

E

5

19

3 3

12

9 2

R

1 1 1 1

1 1 1 1

W W W W W W W

R R R R

Chính sách đầy đủ

Chính sách trung bình

Chính sách hạn chế

Không có CS hoặc CS yếu

Giám sát sử dụng và chính sách phòng chống

Có số liệu gần đây, đại diện và định kỳ cho cả người trưởng thành và thanh thiếu niên

Có số liệu gần đây và đại diện cho cả người trưởng thành và thanh thiếu niên

Có số liệu gần đây và đại diện cho một trong hai nhóm, hoặc người trưởng thành, hoặc thanh thiếu niên

Không có số liệu hoặc không có số liệu gần đây, hoặc số liệu vừa không đại diện vừa không cập nhật

Bảo vệ người dân trước khói thuốc lá

Tất cả nơi công cộng hoàn toàn không có khói thuốc (hoặc ít nhất 90% dân số được bảo vệ nhờ quy định đầy đủ về môi trường không khói thuốc của địa phương)

Sáu đến bảy nơi công cộng hoàn toàn không khói thuốc

Ba đến năm nơi công cộng hoàn toàn không khói thuốc

Hoàn toàn không có quy định cấm, hoặc nhiều nhất chỉ có 2 nơi công cộng hoàn toàn không khói thuốc

Cung cấp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá

Có tổng đài hỗ trợ cai nghiện thuốc lá quốc gia và liệu pháp thay thế nicotin (NRT) và các dịch vụ cai nghiện thuốc lá miễn phí

Có dịch vụ NRT và/hoặc một số dịch vụ hỗ trợ cai nghiện (hoặc ít nhất một trong các dịch vụ trên miễn phí)

Có dịch vụ NRT và/

hoặc một số dịch vụ hỗ trợ cai nghiện (không dịch vụ nào miễn phí)

Không có

Cảnh báo sự nguy hiểm của thuốc lá

Có cảnh báo cỡ lớn với mọi đặc điểm liên quan phù hợp

Có cảnh báo cỡ vừa với mọi đặc điểm liên quan phù hợp hoặc cảnh báo cỡ lớn thiếu một số đặc điểm liên quan phù hợp

Có cảnh báo cỡ vừa nhưng còn thiếu một số hoặc nhiều đặc điểm liên quan phù hợp hoặc có cảnh báo cỡ lớn nhưng thiếu nhiều đặc điểm liên quan phù hợp

Không có cảnh báo hoặc các cảnh báo cỡ nhỏ

Triển khai các quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá (TAPS)

Cấm mọi hình thức quảng cáo trực tiếp và gián tiếp (hoặc ít nhất 90% dân số được bảo vệ bởi các quy định của địa phương về cấm hoàn toàn TAPS)

Cấm trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh và báo in quốc gia cũng như cấm một số (không phải tất cả) hình thức quảng cáo trực tiếp và/hoặc gián tiếp khác

Chỉ cấm trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh và báo in quốc gia

Hoàn toàn không có quy định cấm, hoặc không cấm phát trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh và báo in quốc gia

Tăng thuế thuốc lá

giá bán lẻ và < 75% giá bán lẻ

và < 50% giá bán lẻ giá bán lẻ

M

o

(19)

Trong 5 năm qua khu vực Tây TBD, thông qua Kế hoạch Hành động Sáng kiến Không khói thuốc khu vực Tây Thái Bình Dương (2015-2019), đã chú trọng đẩy nhanh triển khai toàn diện WHO FCTC. Đánh giá tiến độ thực hiện trong tháng 8 năm 2018 cho thấy các quốc gia đã đạt được một số thành tựu nhất định. Ví dụ, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực đã triển khai các chiến dịch truyền thông và vận động phòng chống tác hại thuốc lá (81% nước trong khu vực) và nhân viên y tế tại các tuyến cơ sở đã được tập huấn về tư vấn ngắn và hỗ trợ về cai nghiện thuốc lá (81%). Ngoài ra, hơn một nửa quốc gia (52%) đã thành công trong việc thiết lập cơ chế tài chính cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá và tiếp tục nỗ lực duy trì nguồn ngân sách này. Tỷ lệ này tăng gấp đôi so với số liệu ban đầu năm 2014.

Ngoài chính phủ quốc gia, các bên liên quan cũng có nhiều đóng góp ở cấp độ địa phương. Các thành phố đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ người dân trước khói thuốc thụ động nhờ các quy định của địa phương về môi trường không khói thuốc, thậm chí ở các quốc gia chưa thực hiện đầy đủ Điều 8 của WHO FCTC trong luật quốc gia. Các thành phố lớn như Bắc Kinh, Đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc), Thượng Hải, Thâm Quyến và Tây An có các quy định môi trường không khói thuốc toàn diện không phụ thuộc vào luật quốc gia. Nhiều điểm du lịch và công ty thực hiện môi trường không khói thuốc bằng các quy định chính sách môi trường không khói thuốc nhằm bảo vệ khách tham quan, khách hàng và nhân viên.

Tuy vậy, các thành tựu không đồng đều giữa các quốc gia và các biện pháp kiểm soát thuốc lá. Một số biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm sử dụng thuốc lá như tăng thuế thuốc lá và cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc toàn diện – trong đó có “tổng đài” miễn phí quốc gia – là những khía cạnh mà tiến bộ dạt được là chưa đủ. Giám sát việc thực thi và tuân thủ các quy định phòng chống tác hại thuốc lá là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo triển khai các hoạt động phù hợp, tuy vậy một phần ba quốc gia trong khu vực Tây TBD vẫn chưa có cơ chế giám sát như vậy.

Sự can thiệp của ngành công nghiệp vẫn còn là thách thức lớn cho cả khu vực. Tuy vậy, chỉ 41%

quốc gia báo cáo là có chính sách quốc gia và cơ chế thực thi Điều 5.3 của WHO FCTC và Hướng dẫn thực thi, và cũng chỉ 37% các quốc gia giám sát ngành công nghiệp thuốc lá. Chiêu trò báo động mà ngành công nghiệp thuốc lá áp dụng nhằm lách luật hay làm giảm hiệu lực các chính sách kiểm soát thuốc lá trong khu vực chính là họ đưa ra thị trường các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá nung nóng (HTPs) và thuốc lá điện tử (ENDS) – dưới cái tên sản phẩm giảm nguy cơ, hay giảm hại. Việc tăng nhanh thị phần các sản phẩm này ở một số quốc gia trong khu vực và toàn cầu cho thấy các quốc gia cần phải dự báo và phản ứng nhanh trước các thách thức này, đồng thời cảnh giác trước sự can thiệp ngày càng mạnh mẽ và tinh vi của ngành công nghiệp thuốc lá.

(20)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

Cần có hành động mạnh mẽ và mang tính chiến lược cho Khu vực

Việc triển khai toàn diện và bền vững WHO FCTC là cách duy nhất đảm bảo lợi ích chung từ các can thiệp phòng chống tác hại thuốc lá dựa trên bằng chứng của Công ước cho các quốc gia và vùng lãnh thổ, và người dân trong khu vực. Điều này đòi hỏi phải có đầu tư mang tính chiến lược vào công tác chỉ đạo điều hành và nâng cao năng lực ở các cấp: các biện pháp quy định và thực thi chính sách pháp luật, thiết lập hệ thống giám sát để theo dõi việc tuân thủ, và hệ thống giám sát để đo lường, đánh giá tác động đối với sự tiêu thụ và các chỉ số sức khỏe.

Quá trình xây dựng Kế hoạch Hành động khu vực

Kế hoạch Hành động này là kết quả của nỗ lực chung trong việc xây dựng Kế hoạch Hành động cập nhật trong khu vực về kiểm soát thuốc lá – đây là bản Kế hoạch Hành động thứ 7 của khu vực Tây TBD kể từ năm 1990 – trong đó đề ra những mục tiêu chính, khuyến cáo hành động và chỉ số giám sát cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, thống nhất với WHO FCTC và gắn liền với các mục tiêu SDGs liên quan tới sức khỏe, chỉ tiêu tự nguyện toàn cầu về bệnh không lây nhiễm và Chiến lược toàn cầu về kiểm soát thuốc lá tới năm 2025 (GS2025).

Tổ xây dựng Kế hoạch đã tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch Hành động thứ 6 về Sáng kiến Không thuốc lá khu vực Tây TBD (2015–2019) tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá làm cơ sở cập nhật Kế hoạch hành động lần này. Nhóm đã tổng quan các tài liệu sẵn có, các báo cáo Hội nghị, phân tích số liệu và ý kiến phản hồi từ các quốc gia và khu vực làm cơ sở xây dựng Kế hoạch Hành động khu vực về Kiểm soát Thuốc lá khu vực Tây Thái Bình Dương (2020–2030). Nội dung Kế hoạch được bình duyệt chặt chẽ dưới sự điều phối của Văn phòng Tổ chức YTTG khu vực Tây Thái Bình Dương, đồng thời có các góp ý chuyên môn của các cơ quan đầu mối quốc gia, các chuyên gia kiểm soát thuốc lá trong khu vực và các bên liên quan khác. Sau đó, bản kế hoạch tiếp tục được các quốc gia và vùng lãnh thổ trong Khu vực góp ý tại Hội thảo Tham vấn Xây dựng Kế hoạch Hành động khu vực về Kiểm soát thuốc lá Khu vực Tây Thái Bình Dương, tổ chức từ 30 tháng 4 tới 2 tháng 5 năm 2019 tại Văn phòng Khu vực Tổ chức YTTG tại Manila.

Kế hoạch Hành động khu vực (2020–2030) được xây dựng dựa trên kế hoạch trước đó, đồng thời bổ sung các nội dung mới. Tuy nhiên, cấu trúc các lĩnh vực hành động chiến lược đã được điều chỉnh nhằm phản ánh sự thay đổi trong công tác kiểm soát thuốc lá trong khu vực. Kế hoạch Hành động khu vực thể hiện tính chất thay đổi trong ưu tiên và các thách thức, cũng như vấn đề mới nổi trong kiểm soát thuốc lá mà các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực phải đương đầu hướng tới mục tiêu toàn cầu. Rõ ràng việc triển khai toàn diện WHO FCTC là điều cần thiết nhưng do thách thức về nguồn lực cộng thêm năng lực còn hạn chế nên chúng ta cần phải xác định ưu tiên các biện pháp hiệu quả cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi triển khai hiệu quả các biện pháp khác.

(21)

Sự hỗ trợ của Kế hoạch Hành động cho các quốc gia

Năng lực của các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Tây Thái Bình Dương trong việc triển

khai công tác kiểm soát thuốc lá rất đa dạng và ở mức độ khác nhau. Bản kế hoạch đề xuất

một loạt các hành động và gợi ý chính sách cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc đẩy

nhanh công tác kiểm soát thuốc lá trên cơ sở nhận thức rằng đặc điểm của khu vực rất đa

dạng – và không phải mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đều sẵn sàng hoặc có

khả năng áp dụng mọi hành động và gợi ý chính sách ngay được. Thay vào đó, khuyến khích

các quốc gia và vùng lãnh thổ hành động và lựa chọn chính sách phù hợp với bối cảnh quốc

gia, mức độ năng lực và nguồn lực cho kiểm soát thuốc lá, đồng thời khi các hành động và

nguồn lực đã được đảm bảo, chuyển sang triển khai các hành động và phương án chính sách

phức hợp hơn. Bản kế hoạch cũng khuyến khích các quốc gia áp dụng các mô hình và công

cụ triển khai thành công, cũng như trao đổi và huy động sự tham gia của các đối tác đến từ

các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong Khu vực, xây dựng một “cộng đồng học tập” trong

khu vực, tạo nền tảng và kết nối để chia sẻ rộng rãi bài học kinh nghiệm hướng tới việc thiết

lập nguồn tài nguyên hỗ trợ kĩ thuật xuyên biên giới.

(22)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

TẦM NHÌN

Một thế giới khỏe mạnh và bền vững cho mọi người – dân tộc, cộng đồng và môi trường không thuốc lá

SỨ MỆNH

Phát huy vai trò và vị thế của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Tây Thái Bình Dương trong phòng chống nạn dịch thuốc lá.

MỤC ĐÍCH

Giảm sử dụng thuốc lá thông qua việc đẩy nhanh triển khai các biện pháp kiểm soát thuốc lá, bao gồm các biện pháp trong và ngoài Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới và các Hướng dẫn thực thi thông qua việc thiết lập hệ thống bền vững và cách tiếp cận toàn hệ thống Chính phủ và toàn xã hội..

CHỈ TIÊU CHUNG

Tới năm 2030, giảm ít nhất 30% tỷ lệ hút thuốc lá chuẩn hóa theo tuổi ở những người từ 15 tuổi trở lên ở từng quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực so với mốc so sánh ước tính ban đầu năm 2015.

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC

ĐÍCH VÀ CHỈ TIÊU CHUNG

2.

(23)

LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC 1

Ưu tiên kiểm soát thuốc lá trong mọi chính sách liên quan

MỤC TIÊU 1.1: Đưa và ưu tiên công tác kiểm soát thuốc lá vào chương trình phát triển của quốc gia, và trong các kế hoạch hành động, quy định chính sách liên quan

Việc lồng ghép kiểm soát thuốc lá vào các kế hoạch phát triển toàn diện và khung chính sách quốc gia là yếu tố cốt lõi nhằm đảm bảo công tác kiểm soát thuốc lá là một cấu phần trong chiến lược tổng thể quốc gia hướng tới Mục tiêu Phát triển Bền vững. Các quốc gia và vùng lãnh thổ cần áp dụng cách tiếp cận mang tính hệ thống để kiểm soát thuốc lá, nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kiểm soát thuốc lá đối với sự phát triển, phát huy vai trò và huy động sự tham gia của các cấp, các ngành ngoài ngành y tế trong việc triển khai hiệu quả các can thiệp kiểm soát thuốc lá. Để giải quyết bất công bằng xã hội dù trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm khói thuốc thì chiến lược cần có góc nhìn bao quát, bao gồm vấn đề về giới, dân tộc, tôn giáo và các yếu tố ảnh hưởng kinh tế-xã hội khác nhằm giải quyết gốc rễ căn bản tình trạng sức khỏe kém và nguy cơ cao ở một số nhóm dễ bị tổn thương bởi thuốc lá và các ảnh hưởng sức khỏe bất lợi khác.

(24)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG, 2020–2030 PHẤN ĐẤU VÌ MỘT KHU VỰC KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG THUỐC LÁ

Hành động và gợi ý chính sách cho các quốc gia và vùng lãnh thổ

1. Thống nhất với mục đích triển khai đầy đủ WHO FCTC và các Hướng dẫn thực thi Công ước, lồng ghép hoạt động kiểm soát thuốc lá vào các kế hoạch và khung chính sách liên quan cấp toàn cầu và quốc gia, chẳng hạn các quy định trong và ngoài ngành y tế, lồng ghép công tác kiểm soát thuốc lá vào mục tiêu củng cố hệ thống y tế, bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, và phòng chống các bệnh không lây nhiễm, đề cập vai trò của công tác kiểm soát thuốc lá trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và đạt được Mục tiêu SDGs. (GS2025 – Mục tiêu cụ thể 2.1.3 và3.2.2)

2. Huy động sự tham gia của lãnh đạo nhà nước và các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài ngành y tế, làm nổi bật và đưa công tác kiểm soát thuốc lá vào các chương trình đối thoại chính sách cấp cao vì sự phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, tài chính y tế khu vực nhà nước, nông nghiệp, thương mại, môi trường, biến đổi khí hậu, du lịch, giới, vấn đề trẻ em, vấn đề phụ nữ, bảo vệ những người dễ bị tổn thương và thiệt thòi, giáo dục và các lĩnh vực liên quan khác. (GS2025 Mục tiêu cụ thể 3.2.1)

3. Vận động đưa các vấn đề kiểm soát thuốc lá giữa các quốc gia, trong đó có các vấn đề liên quan tới thương mại và đầu tư quốc tế, vào chương trình hành động và sáng kiến của các tổ chức quốc tế, khu vực và tiểu khu vực, bao gồm Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam châu Á, Hợp tác Kinh tế châu Á-TBD (APEC), Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn các quốc đảo TBD, Cộng đồng TBD, Hiệp hội cán bộ quản lý y tế các quốc đảo khu vực TBD, và sáng kiến Vành đai và Con đường.

4. Huy động sự tham gia của tổ chức xã hội dân sự như các tổ chức phi Chính phủ (NGOs), các nhà lãnh đạo cộng đồng, các tổ chức tôn giáo và các tổ chức khác không có quan hệ với ngành công nghiệp thuốc lá vào các chương trình đối thoại chính sách và tham vấn đa ngành, và xây dựng các chính sách và chương trình kiểm soát thuốc lá.

5. Tham gia vào các chương trình hợp tác Nam-Nam và ba bên, bao gồm các nhà cung cấp hay sử dụng dịch vụ. (GS2025 Mục tiêu cụ thể 1.2.1)

6. Đưa công tác kiểm soát thuốc lá vào các diễn đàn thảo luận chính sách cấp cao xuyên suốt liên quan, các cuộc hội thảo và hội nghị quốc tế như các cuộc thảo luận về phát triển kinh tế, môi trường, Mục tiêu SDGs, củng cố hệ thống y tế, Bao phủ CSSK toàn dân (UHC) và phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

7. Bảo vệ quyền quản lý và bảo vệ y tế công cộng khi đàm phán hay tham gia các hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế.

Chỉ số giám sát cho các quốc gia và vùng lãnh thổ

1. Xác định triển khai hiệu quả các chính sách và biện pháp kiểm soát thuốc lá, bao gồm các chính sách được khuyến cáo trong WHO FCTC và Hướng dẫn thực thi, coi đó như một ưu tiên phát triển, bao gồm Khung Hợp tác Phát triển Bền vững LHQ và Chiến lược Thái Bình Dương LHQ 2018–2022. (GS2025 Mục tiêu chiến lược 1.1)

Références

Documents relatifs

Evaluation showed that the texture-based system gives good results for bridges over large regions which can be defined by texture rather than shape, such as rivers and railroads,

Ví dụ, các hoạt động tiếp cận cộng đồng có thể mặc nhiên coi là tiếp cận tất cả cư dân một cách bình đẳng bằng một thông điệp duy nhất trên TV với ngôn ngữ được sử

Các nhà quản lý y tế cần có chiến lƣợc điều động nhân sự phù hợp để thực hiện công tác can thiệp và chăm sóc các rối loạn tâm thần, thần kinh và rối loạn sử

Ghi nhớ rằng không có bằng chứng nào về ngưỡng cho tác động gây ung thư của amiăng, kể cả amiăng trắng, và những nguy cơ ung thư gia tăng được ghi nhận trong

Nếu không đủ nhân viên và các nguồn lực để xử trí các người bệnh ngộ độc nặng và có một bệnh viện chuyên khoa với các nguồn lực sẵn có để điều trị người bệnh (xem

Các giá trị hệ số mở (được tính từ sự phái sinh của tín hiệu điện thanh hầu vốn được dung để biểu diễn những giá trị chính xác) được giữ lại, và thậm chí trở nên

Anche in questo snodo temporale (peraltro non così limitato), la raccolta diventa «un libro che chiude la traiettoria d’una lunga militanza critica», quella di Roda, che,

Comment sont structur´ ees les d´ epenses en produits alimentaires d’origine biologique.. Prenons un exemple D´ epenses